Tại lễ tốt nghiệp của trường Đại học Tây Đô hôm 30/9,ườiđànônglấybằngDượcsĩởtuổgenshin build ông Phương là sinh viên lớn tuổi nhất nhận bằng Dược sĩ.
Vì sức khỏe yếu, ông được người thân dìu lên bục nhận bằng tốt nghiệp. Ông nói bản thân xúc động vì đã thực hiện được ước mơ mấy chục năm qua, việc học hành luôn được vợ con ủng hộ hết mình. Ở dưới sân khấu, nhiều sinh viên hò reo, vỗ tay chúc mừng.
Video khoảnh khắc này sau đó được chia sẻ trên mạng xã hội, thu hút hàng nghìn lượt tương tác, phần lớn khâm phục vì tinh thần học tập của ông.
Tiến sĩ Trần Công Luận, Hiệu trưởng, kiêm Trưởng khoa Dược - Điều dưỡng, nói trân trọng và đánh giá cao sự nỗ lực, cũng như kết quả học tập của tân dược sĩ 60 tuổi.
"Quá trình phấn đấu thời gian qua cho thấy bằng tình yêu học tập và với quyết tâm cao, ông Phương đã vượt qua điều kiện tuổi tác, đường xá xa xôi, sự mặc cảm... để đạt được tâm nguyện của mình là điều rất đáng quý", ông Luận nói.
Nói về quá trình học tập của mình, ông Phương kể trước đây tốt nghiệp trường Trung học y tế Cần Thơ, rồi làm việc tại trạm y tế xã Trường Thành từ năm 1986 đến 1989. Sau đó, ông xin nghỉ, cùng vợ mở quầy bán thuốc tại nhà, lo cho hai người con gái ăn học.
Năm 2014, ông quyết tâm trở lại trường, vừa để thỏa mãn đam mê học hành, vừa mong giúp ích cho công việc điều chế thuốc. Hàng ngày, người đàn ông này chạy xe máy vượt 30 km đến trường học tập cùng hơn 50 sinh viên khác trong lớp 9K, đa số ở độ tuổi 18-20.
Sau hơn 4 năm học, năm 2019, ông Phương hoàn thành chương trình với 172 tín chỉ, còn một số tín chỉ môn tiếng Anh để đáp ứng chuẩn đầu ra.
"Tuy nhiên, do bất ngờ đổ bệnh, phải đi điều trị một thời gian, rồi quay lại học và vượt qua môn này nên đến ngày 30/9 vừa rồi mới nhận bằng", ông Phương nói. Trước buổi lễ, ông Phương mắc bệnh về mắt, thị lực kém nên đi lại khó khăn, phải phẫu thuật ở bệnh viện.
Thạc sĩ Nguyễn Ngọc Yến, giảng viên Khoa Dược - Điều dưỡng, cố vấn học tập lớp 9K, nói thời gian đầu, nhận thấy ông Phương lớn tuổi, việc học hành gián đoạn thời gian dài, nhà xa nên đã phân công một số bạn trẻ quan tâm hỗ trợ. Tuy nhiên, bằng sự nỗ lực, cố gắng lớn, sinh viên lớn tuổi nhất lớp này đã tiếp cận, tiếp thu chương trình học tập khá tốt, ngang bằng với các thành viên khác.
"Đặc biệt, gần như chú Phương không bỏ buổi học nào, ngoại trừ những lúc bệnh", cô Yến nói. Theo nữ giảng viên, khi thực hành trong phòng thí nghiệm, ông Phương luôn có sáng kiến, áp dụng, phát huy tốt kiến thức đã được học. Cô Yến đánh giá cao việc ông Phương đã vận dụng quy trình chiết xuất tinh dầu để nghiên cứu phát triển sản phẩm trị bệnh ho và một số loại mỹ phẩm.
Những ngày đầu tháng 10, ông Phương lại tất bật mày mò bào chế thuốc ho, tiểu đường và phụ vợ trông coi cửa hàng bán thuốc của nhà ở xã Trường Thành, huyện Thới Lai.
"Tôi mong có sức khỏe để vận dụng kiến thức đã học, tiếp tục hoàn thiện quy trình sản xuất hai loại thuốc nói trên từ nguyên liệu thiên nhiên ở miền Tây, giúp miễn phí cho người bệnh ở nông thôn vốn kinh tế còn nhiều khó khăn", ông nói.
Cửu Long